4/27/2025 10:04:17 PM | Posted by : Admin

Xu hướng ứng dụng văn hóa nghệ thuật truyền thống vào sự kiện

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của các trào lưu giải trí hiện đại, nhiều người lo ngại rằng văn hóa nghệ thuật truyền thống sẽ dần phai nhạt. Thế nhưng, thực tế cho thấy chính những giá trị truyền thống lại đang trở thành “chất liệu vàng” cho ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.

 

 Blog CSKK (1)

 

Sự bùng nổ của Bắc Bling - Hòa Minzy là case study điển hình về sức mạnh

của văn hóa nghệ thuật truyền thống

 

Sự độc đáo, bản sắc và chiều sâu văn hóa là yếu tố tạo nên sự khác biệt, giúp các sự kiện không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mà còn là không gian truyền tải câu chuyện, khơi gợi cảm xúc và tạo dấu ấn khó quên cho người tham dự.

 

Vậy làm sao để ứng dụng các yếu tố văn hóa nghệ thuật truyền thống một cách tinh tế, sáng tạo và phù hợp với bối cảnh hiện nay? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà tổ chức sự kiện đang tìm lời giải.

 

Vì sao sự kiện ứng dụng văn hóa truyền thống ngày càng được ưa chuộng?

 

Khát khao kết nối với cội nguồn trong xã hội hiện đại

 

Giữa nhịp sống hiện đại đầy vội vã, con người ngày càng có nhu cầu tìm về những giá trị nền tảng, nơi tâm hồn được “nạp lại năng lượng” từ cội nguồn văn hóa. Những sự kiện mang hơi thở truyền thống giúp người tham dự cảm nhận được sự gắn kết với lịch sử, với tổ tiên và với chính bản thân mình.

 

Tạo dấu ấn riêng biệt giữa “rừng” sự kiện na ná nhau

 

Trong bối cảnh các sự kiện hiện đại thường mang tính công nghiệp hóa cao, các concept giống nhau về format, âm nhạc, décor, thì việc khai thác yếu tố văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống là cách để tạo nên điểm nhấn khác biệt, giúp sự kiện ghi dấu trong lòng khách mời.

 

IMG_3640

 

Khách tham dự sự kiện thưởng thức màn nghệ thuật đậm chất dân tộc

 

Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về tính bản địa và trách nhiệm xã hội

 

Nhiều thương hiệu lớn hiện nay mong muốn gắn kết với cộng đồng, lan tỏa các giá trị văn hóa bản địa như một phần của chiến lược CSR (Corporate Social Responsibility). Việc đưa nghệ thuật truyền thống vào sự kiện cũng góp phần lan tỏa tinh thần “tự hào dân tộc” trong các hoạt động truyền thông.

 

3. Các hình thức ứng dụng văn hóa nghệ thuật truyền thống trong tổ chức sự kiện

  

Biểu diễn nghệ thuật dân gian

 

Từ những làn điệu quan họ, chèo, cải lương, đến múa rối nước, hát then, cồng chiêng Tây Nguyên, múa Xòe Thái… Những tiết mục nghệ thuật dân gian không chỉ là phần trình diễn đơn thuần mà còn có thể được thiết kế trở thành các điểm nhấn mở màn, kết thúc hoặc xen kẽ hợp lý trong chương trình.

 

Phan -trinh -dien -cua -nsnd -tu -long -trong -tiet -muc -trong -com -1722117075036626333453-1722129101293-17221291020161944441652

 

Tiết mục biểu diễn gây bão "Trống cơm" trong Anh trai vượt ngàn chông gai.

 

Thiết kế không gian mang cảm hứng văn hóa truyền thống

 

Trang trí sự kiện với các chất liệu như tre, nứa, gốm, tranh Đông Hồ, lụa tơ tằm… kết hợp cùng các yếu tố công nghệ ánh sáng hiện đại để tạo nên không gian vừa truyền thống vừa sống động. Từ backdrops, photobooth, đến các khu trưng bày, trải nghiệm… đều có thể lồng ghép khéo léo các yếu tố văn hóa vùng miền.

 

Ẩm thực truyền thống trong hoạt động sự kiện

 

Ẩm thực là một phần không thể thiếu của văn hóa. Khu vực buffet hay teabreak với những món ăn truyền thống (bánh chưng, bánh tét, chè lam, cốm, các loại chè dân gian…) không chỉ phục vụ nhu cầu ẩm thực mà còn giúp khách mời “nếm” được hương vị quê nhà.

 

Trò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm

 

Tổ chức các hoạt động tương tác như làm tò he, vẽ tranh Đông Hồ, nặn gốm Bát Tràng, viết thư pháp, nhảy sạp… không chỉ tạo nên sự gắn kết giữa khách mời mà còn mang lại giá trị trải nghiệm văn hóa sâu sắc.

 

Ứng dụng công nghệ kể chuyện văn hóa

 

Sử dụng mapping 3D, hologram, AR/VR để tái hiện các tích truyện dân gian, truyền thuyết lịch sử, hoặc quá trình chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống giúp tăng tính tương tác và tạo nên hiệu ứng thị giác ấn tượng, phù hợp với giới trẻ và khách quốc tế.

 

IMG_2338

 

Samsung ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại tại Văn Miếu trong sự kiện mới đây.

 

4. Thách thức khi ứng dụng văn hóa truyền thống vào sự kiện

 

Nguy cơ rơi vào lối mòn, sáo rỗng

 

Việc lặp đi lặp lại các concept truyền thống… mà thiếu đi câu chuyện và sự sáng tạo sẽ khiến sự kiện dễ trở nên nhạt nhòa, không tạo được cảm xúc.

 

Thiếu kiến thức chuyên sâu về văn hóa vùng miền

 

Nhiều event planner hiện nay còn thiếu sự hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa, giá trị của từng loại hình nghệ thuật dân gian, dẫn đến việc lạm dụng hoặc áp dụng sai cách, gây phản cảm hoặc làm “méo mó” tinh thần của văn hóa truyền thống.

 

Cân bằng giữa truyền thống và hiện đại

 

Làm sao để văn hóa truyền thống không bị cảm giác “cũ kỹ” mà vẫn giữ được tinh thần nguyên bản? Đây là bài toán khó, đòi hỏi sự tinh tế trong việc kết hợp giữa chất liệu truyền thống và các phương pháp thể hiện hiện đại.

 

 469069695_122123509520560878_5631785269794922298_n

 

Phương Mỹ Chi mang đến những giai điệu dân gian được làm mới trong Í A Fest 2024

 

5. Xu hướng sáng tạo trong việc khai thác văn hóa truyền thống cho sự kiện hiện nay

 

Thổi hồn truyền thống vào concept mới

 

Thay vì trình diễn đơn thuần, các đơn vị tổ chức sáng tạo các format sự kiện theo phong cách “fusion” như kết hợp múa dân gian với EDM, cải lương remix, hoặc dựng các vở diễn sử thi kết hợp trình chiếu đa phương tiện.

 

Storytelling – Đưa văn hóa vào trong câu chuyện của thương hiệu

 

Không chỉ là “có” văn hóa truyền thống trong sự kiện, mà làm sao để những yếu tố đó trở thành một phần tự nhiên trong câu chuyện thương hiệu, gắn với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

 

Chủ động hợp tác với nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa

 

Làm việc cùng các nghệ sĩ, nghệ nhân hoặc chuyên gia về văn hóa sẽ giúp sự kiện không chỉ giàu cảm xúc mà còn có tính chính xác, chiều sâu về mặt nội dung.

 

Sử dụng thiết kế nhận diện và truyền thông đậm chất văn hóa

 

Từ logo sự kiện, màu sắc chủ đạo, phông chữ, cho đến các ấn phẩm truyền thông, hình ảnh, video… đều có thể ứng dụng các họa tiết, motif truyền thống theo cách hiện đại để tăng tính nhận diện và sự khác biệt.

 

Banner -gala -1736661547772130434746 (1)

 

Key visual We Choice Awards 2024 đậm chất dân gian

 

Kết luận: Văn hóa truyền thống – Sợi chỉ đỏ nâng tầm sự kiện thời đại mới

 

Ứng dụng văn hóa nghệ thuật truyền thống trong tổ chức sự kiện không đơn giản là một xu hướng nhất thời, mà đó là hành trình tìm lại bản sắc, kết nối giá trị cội nguồn với nhịp sống hiện đại. Sự khéo léo trong việc lồng ghép các yếu tố truyền thống vào concept sự kiện chính là chìa khóa để tạo ra những trải nghiệm độc đáo, sâu sắc và giàu cảm xúc cho người tham dự.

 

Khi công nghệ ngày càng phát triển, người ta càng khao khát những trải nghiệm chân thực, có chiều sâu. Và văn hóa nghệ thuật truyền thống, với vẻ đẹp đã được thử thách qua thời gian, chính là chất liệu lý tưởng để các sự kiện không chỉ thành công về mặt tổ chức mà còn có sức lan tỏa và truyền cảm hứng lâu dài.