12/8/2023 2:20:31 PM | Posted by : Admin
7 Điều sinh viên trái ngành cần biết khi theo đuổi event
Event được coi là một “ngành hot” thu hút các bạn trẻ trong những năm gần đây nhờ đặc thù làm việc trong môi trường năng động, được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ hay gặp gỡ những nghệ sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên không phải ai cũng được học đúng chuyên ngành để có nền tảng kiến thức cơ bản.
Để giúp các bạn sinh viên trái ngành có thêm góc nhìn và thông tin, bài viết này sẽ tổng hợp 7 điều sinh viên trái ngành cần biết và cân nhắc lựa chọn khi đặt mục tiêu theo đuổi ngành tổ chức sự kiện.
1. Cơ hội làm việc trong ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam
Tổ chức sự kiện là quá trình lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, thiết kế, sản xuất và tổ chức các loại hình sự kiện khác nhau như: Lễ ra mắt sản phẩm, hội thảo, hội nghị khách hàng, music fest, concert...
Trong những năm gần đây, ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam ngày càng phát triển với hàng loạt các sự kiện lớn diễn ra như: concert Born Pink của Black Pink hay các đêm nhạc như Những Thành Phố Mơ màng, Hay Fest... các giải chạy marathon, các lễ trao giải... Cùng với đó nhu cầu tổ chức các sự kiện của các doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu & kết nối khách hàng cũng tăng cao kéo theo sự xuất hiện của nhiều agency tổ chức và gia tăng các cơ hội làm việc trong ngành.
2. Học đúng ngành khi làm tổ chức sự kiện có quan trọng
Lợi thế lớn nhất của việc học đúng ngành là bạn sẽ có nền tảng kiến thức chuyên môn, thuận lợi để xin việc. Tuy nhiên, trên thực tế nhà tuyển dụng quan tâm hơn đến kinh nghiệm, trải nghiệm trong ngành. Ví dụ như: “Bạn đã từng tham gia các sự kiện nào? Vị trí bạn làm trong các sự kiện đó là gì? Hay bạn đã từng đứng ra để tổ chức một sự kiện nào chưa?” Điều quan trọng nhất là rèn luyện những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế từ khi còn đi học.
Có một sự thật rằng nghề tổ chức sự kiện chẳng hề có bất cứ một loại sách vở nào đủ để bao quát được hết những điều thú vị về ngành này. Bởi ngành này cần thường xuyên cập nhật xu hướng, khai thác sự sáng tạo cao, thay đổi từng ngày. Đối với sinh viên trái ngành, luôn đối mặt với nỗi lo thiếu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Vậy thay vì cứ kéo dài nỗi lo, tại sao không dành thời gian để hành động? Chính vì vậy, việc học trái ngành sẽ không phải “rào cản” nếu bạn đủ quyết tâm và đam mê.
3. Tìm kiếm thông tin về ngành tổ chức sự kiện ở đâu?
Việc tìm kiếm thông tin không chỉ giúp hiểu rõ, nâng cao kỹ năng và kiến thức về ngành mà còn bổ trợ cho việc phát triển ý tưởng, nắm bắt xu hướng mới. Đây là 3 trang web uy tín mà bạn có thể tham khảo về ngành tổ chức sự kiện:
- Chạy sự kiện không: trang tổng hợp nhiều kiến thức chuyên môn, ý tưởng, tin tức, tips hữu ích, cập nhật trend, hướng tới đối tượng HSSV có đam mê theo đuổi nghề TCSK.
Địa chỉ kênh Tiktok / Instagram tại đây: https://beacons.ai/mac.event
- Stage!Vietnam: chuyên trang thông tin, kiến thức, phân tích, bình luận chuyên sâu về ngành sự kiện Việt Nam.
Địa chỉ web tại đây: https://stage.vn/
- Backstage News: trang mạng xã hội ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam, cung cấp các thông tin nhanh, sự kiện hot đang diễn ra.
Địa chỉ web tại đây: https://backstage.vn/
4. Tham gia các Câu lạc bộ, hội nhóm
Mỗi chương trình đều có những tính chất và đặc thù khác nhau từ đối tượng khách hàng cho đến thời gian, địa điểm. Đây là một cách tuyệt vời để học hỏi và hiểu rõ hơn về những thách thức mà người làm sự kiện đang phải đối mặt, là dịp để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi. Do vậy, việc tham gia vào câu lạc bộ Sự kiện của trường hay cộng đồng chính là cơ hội tốt giúp bạn có cái nhìn thực tế để giải quyết các vấn đề trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc kết nối với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ có ích trong quá trình làm việc hoặc gia tăng các cơ hội việc làm sau này.
5. Đăng ký các khóa học tổ chức sự kiện Online / Offline
Để phát triển trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, việc học hỏi liên tục là quan trọng. Đăng ký các khóa học tổ chức sự kiện online hoặc offline, giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Các khóa học này không chỉ cung cấp kiến thức về quy trình tổ chức sự kiện mà còn giúp bạn hiểu rõ về các công nghệ mới, kỹ thuật tiếp thị và quản lý dự án. Nó cung cấp cơ hội để tương tác với giáo viên là những chuyên gia hàng đầu trong ngành và học hỏi từ những thành công và thất bại trong thực tế.
Một số đơn vị có khóa học Tổ chức sự kiện uy tín như: The Right Turn, AIM Academy (TpHCM)
6. Apply đi làm TNV, CTV để có thêm kinh nghiệm
Một trong những cách hiệu quả nhất để học hỏi và xây dựng kinh nghiệm trong ngành tổ chức sự kiện là tham gia vào các dự án làm tình nguyện (TNV) hoặc làm cộng tác viên (CTV). Điều này không chỉ giúp bạn tiếp xúc trực tiếp với quá trình tổ chức sự kiện mà còn tạo cơ hội để thực hành những kiến thức đã học. Tham khảo và theo dõi thông tin tuyển dụng của vị trí bạn yêu thích, thông qua các trang web, mạng xã hội chuyên ngành bạn có thể cập nhật các cơ hội thực tập, dự án hoặc vị trí làm việc trong ngành.
Với việc tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc TNV hoặc CTV sẽ tạo ra ấn tượng tích cực khi xin việc sau này và làm cho hồ sơ cá nhân của bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
7. Xây dựng CV và Portfolio chất lượng để thu hút nhà tuyển dụng
Xây dựng một CV và Portfolio chất lượng là bước quan trọng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Dưới đây là một số gợi ý để tạo ra một CV ấn tượng:
- Cấu trúc: Đảm bảo rằng CV của bạn có một cấu trúc dễ đọc. Phân loại thông tin thành các mục như: Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng và Dự án đã thực hiện để giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nhận biết những điểm chính về năng lực và kinh nghiệm của bạn.
- Mô tả công việc và thành tựu: Mô tả chi tiết về các sự kiện và công việc mà bạn đã thực hiện trước đây. Đặc biệt, tập trung vào những kinh nghiệm, kỹ năng cụ thể bạn đã phát triển trong quá trình đó.
- Thêm vào Portfolio: Nếu có thể, kèm theo một portfolio đi kèm với CV. Portfolio có thể bao gồm ảnh sự kiện, mô tả các dự án, và bất kỳ tài liệu tham khảo nào từ các sự kiện bạn đã tham gia hoặc tổ chức.
- Kiểm tra chính tả và ngữ pháp: Một CV chính xác về ngôn ngữ giúp tạo ra ấn tượng tích cực. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp xuất hiện trong tài liệu của bạn.
Bằng cách này, CV của bạn sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ để nổi bật giữa các ứng viên khác và thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng trong ngành tổ chức sự kiện.
“Những điều tốt đẹp sẽ đến với ai tin tưởng, những điều tốt hơn đến với ai kiên nhẫn và những điều tốt nhất chỉ đến với người không bỏ cuộc.” Vì vậy nếu đam mê của bạn với nghề Tổ chức sự kiện đủ lớn, hãy bắt đầu thực hiện các bước trên ngay từ bây giờ để trở thành một Event Planner chuyên nghiệp trong tương lai không xa.
Biên tập: Phương Mai
Most Viewed
Thuật ngữ tiếng Anh trong tổ chức sự kiện - 34387 views Sáng tạo key moment sự kiện - 7631 views 5 Sự kiện âm nhạc EDM hoành tráng nhất thế giới - 7492 views Trung tâm hội nghị Gem Center - 7449 views Phòng hòa nhạc Nhạc viện Hà Nội - 6893 views Khách sạn Sheraton Hà Nội - 6515 views Trung tâm Hội nghị Quốc gia NCC - 5919 views Khách sạn JW Marriott Hà Nội - 5745 views Ứng dụng công nghệ vào Tổ chức sự kiện (Phần 1) - 5416 views Quy trình tổ chức M.I.C.E chuyên nghiệp - 5358 viewsLatest Posts
Tổ chức Brand Activation tại các Trung tâm thương mại Bí quyết tổ chức Lễ kỷ niệm thành lập doanh nghiệp Xu hướng quảng bá thương hiệu bằng sự kiện triển lãm 7 Điều sinh viên trái ngành cần biết khi theo đuổi event Điểm danh 3 triển lãm Digital Art ấn tượng Xu hướng Tổ chức sự kiện xanh & bền vững Làm mới Year End Party với những ý tưởng đột phá 6 Ý tưởng thiết kế sân khấu "trong mơ" Vì sao Key Moment là khoảnh khắc quan trọng nhất của sự kiện? 4 Đạo diễn sân khấu hàng đầu Việt Nam